Cây sói rừng là một vị thuốc nam đa công dụng, dân gian thường dùng để ngâm rượu điều trị các chứng đau nhức xương khớp, viêm nhiễm. Cùng chúng tôi tìm hiểu về công dụng chữa bệnh của loài cây này trong bài viết dưới đây.
Mô tả
Cây nhỏ cao 1-2m; nhánh tròn, không lông, mọc đối. Lá mọc đối, có phiến dài xoan bầu dục, dài 7-18cm, rộng 2-7cm, đầu nhọn, mép có răng nhọn, gân phụ 5 cặp; cuống ngắn 5-8mm. Bông kép, ít nhánh, nhánh ngắn; hoa nhỏ, màu trắng, không cuống; nhị 1. Quả nhỏ, đỏ gạch, mọng, gần tròn 6x4mm.
Hoa tháng 6-7, quả tháng 8-9.
Khu vực phân bố
Ở nước ta hiện nay cây phân bố và mọc chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta như: Hòa Bình, Sơn La, Lạng Sơn, ở miền Trung Tây Nguyên cây mọc chủ yếu ở các tỉnh Kom Tum, Lâm Đồng… Nhất là ở vùng bìa rừng những nơi đất ẩm.
Bộ phận dùng
Toàn bộ phần cây trên mặt đất đều dùng được để làm thuốc. Cây được thu hái quanh năm, đem phơi khô bảo quản để làm thuốc.
Thành phần hóa học
Trong cây có chứa nhiều hoạt chất như flavonoit, coumarin, axit fumaric, axit succinic…..
Tính vị
Theo Đông y cây có vị đắng cay, tính hơi ấm, hơi độc có tác dụng hoạt huyết giảm đau, tiêu viêm.
Công dụng của cây sói rừng
Y học cổ truyền đánh giá cao tác dụng của cây sói rừng, đây là một vị thuốc đa công dụng. Cây có một số tác dụng chính như sau:
- Kháng khuẩn, tiêu viêm
- Hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn máu
- Tiêu trừ phong tê thấp
- Làm chậm lại quá trình ôxi hóa
- Giải nhiệt, tiêu độc, mát gan
Đối tượng sử dụng
- Dùng trong các trường hợp viêm nhiễm cấp tính như (Viêm dạ dày cấp, viêm ruột cấp, viêm phổi cấp, viêm phế quản cấp, viêm ruột thừa cấp tính….)
- Các trường hợp bệnh nhân bị thiểu năng tuần hoàn máu, thiếu máu lên não
- Bệnh nhân đau nhức xương khớp
- Bệnh nhân ung thư
- Người bị nóng gan, men gan cao
Bài thuốc trị bệnh từ cây sói rừng
Kháng khuẩn, tiêu viêm
Cây sói rừng chứa flavoi, đây là một chất giúp chống viêm, kháng viêm tuyệt vời. Ngăn ngừa các bệnh như ung thư, viêm gan. Chống viêm là một chất có nhiều trong các thảo dược, nhưng nhiều nhất vẫn là trong cây sói rừng. Dùng cây kết hợp với nguyên liệu khác sẽ giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh cực tốt.
Hỗ trợ điều trị bệnh gút (gout)
Trong Đông Y, cây sói rừng có nhiều công dụng chữa bệnh rất tốt, trong đó có bệnh gút. Lá sói rừng có tác dụng trừ độc, tiêu viêm, giúp đào thải và loại bỏ các độc tố trong máu rất hiệu quả, nhất là acid uric – nguyên nhân chính gây ra bệnh gout ở cả nam giới lẫn nữ giới.
Người bệnh có thể làm theo bài thuốc như sau: Lấy khoảng 40g lá sói rừng khô, băm nhỏ, sau đó pha với rượu ấm để uống. Mỗi ngày uống 1 ly vừa khoảng 40ml rượu cây sói rừng sẽ giúp tình trạng bệnh được cải thiện. Ngoài ra, có thể lấy lá cây này ngâm rượu để dành xoa bóp ngoài cũng có tác dụng giảm đau nhức các khớp tương tự như lá lốt.
Hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày, ung thư gan
Do có khả năng ngăn chặn quá trình ô xi hóa, có các hoạt chất có tính kháng khuẩn và tiêu trừ viêm nhiễm rất mạnh, giảm mệt mỏi bởi vậy cây sói rừng còn được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh ung thư khá hiệu quả. Cách dùng như sau:
- Cây sói rừng khô 20g
- Cây xạ đen khô 30g
- Sắc với 1 lít nước, sắc cạn còn 300ml, chia 3 lần uống trong ngày.
Chữa viêm loét hở miệng
Với tinh chất chống viêm, thải độc cho cơ thể, nên cây có thể giúp chữa trị bệnh vô cùng tốt, ngăn ngừa tình trạng viễm nhiễm nhiễm trùng, khiến các vết loét bị hở, gây tổn hại nhiều đến cơ thể.
Hỗ trợ phòng cảm mạo
Lấy cây sói rừng khoảng 20 gam, thêm chút tía tô hoăc kim ngâm, mỗi loại khoảng 10 gam, sau đó đem đun nước uống. Chia uống trong ngày, khoàng 3 ngày là khỏi bệnh nhanh chóng.
Chống nhiễm trùng vết thương
Dùng khoảng 50 gam cành lá sói khô, đem sắc lấy nước uống, chia uống mỗi lần khoảng 1 lít nước. Ngày 3 lần.
Lưu ý khi sử dụng cây sói rừng
Không riêng gì cây sói rừng mà tất cả các loại thảo dược thiên nhiên đều chỉ phát huy tác dụng trọn vẹn ở một số bệnh khi dùng đúng liều lượng, đối tượng. Và vì vậy cần phải lưu ý những điều sau:
- Cần chú ý về liều lượng, không nên lạm dụng cây sói rừng
- Phụ nữ có thai không nên dùng
- Trẻ nhỏ dùng với liều lượng vừa đủ