Công dụng của cây sâm cau với bệnh xương khớp. Cây sâm cau được nhiều người biết tới công dụng bổ thận tráng dương cực mạnh, hỗ trợ điều trị những bệnh về chức năng sinh lý nam. Ngoài ra cây sâm cau còn có tác dụng điều trị những bệnh về xương khớp khá tốt mà ít ai biết tới. Dưới đây là những thông tin về tác dụng của cây sâm cau với bệnh xương khớp

Tác dụng của cây sâm cau với bệnh xương khớp

Tổng quan về cây sâm cau

Giới thiệu về đặc điểm

Cây sâm cau hay còn được gọi là Ngải cau, Tiên mao, Cồ nốc lan, Sâm đỏ. Có tác dụng rất tốt cho sức khỏe nên được ví quý giá như một loại sâm.

Sâm cau là giống cây thân thảo lâu năm, chiều cao trung bình khoảng 30cm, có những cây cao hơn.
Cây có lá hình như ngọn giáo và xếp lớp lớp lên nhau giống như lá cây cau, phiến lá thường thon và hẹp.

Mỗi cây có khoảng 3 – 6 lá, có chiều dài lá khoảng 40cm, chiều rộng thì khoảng 2 – 3,5cm, mỗi cuống lá có chiều dài khoảng 10cm.

Thân rễ có hình trụ và cao với nhiều rễ nhỏ, mỗi củ có kích thước như ngón tay út. màu sắc của phần củ có màu nâu, bên trong là lớp thịt đặc màu vàng. Có loại sâm cau đỏ tác dụng tương tự và cũng được sử dụng nhiều.

Phần trên của những chiếc lá xếp lớp lên nhau là có cụm hoa gồm 3 – 5 hoa xếp lại, hoa có màu vàng. Quả Tiên mao có hình dáng thuôn dài và kích thước khoảng 1,5cm, bên trong có từ 1 – 4 hạt.
Phân bố

Cây được phân bố rải rác ở các tình vùng núi Lai Châu, Cao Bằng…Vài năm gần đây, do khai thác sử dụng khá nhiều nên cây dần trở nên hiếm, chính vì vậy, cây sâm cau được nuôi trồng để phục vụ cho y học và làm kinh tế.

Thu hái

Cây sâm cau được thu hái quanh năm.

Sau khi đào củ Sâm cau thì loại bỏ những rễ con xung quanh, rửa sạch, cạo đi lớp vỏ nâu bên ngoài và chỉ sử dụng phần thịt vàng bên trong.
Sau khi thu hoạch được rửa phần gốc củ rễ rồi ngâm nước vo gạo để khử bới độc, và đem phơi khô và bảo quản

Thành phần hóa học

  • Theo nghiên cứu sâm cau có chứa thành phần tinh bột, thành phần chất nhầy và có các hợp chất khác như flavonoid, thành phần tanin, beta-sitosterol, acid béo, stigmasterol.
  • Ngoài ra sâm cau còn có các chất thuộc nhóm A, B, C, D như cycloartan, curculigo saponin, triterpen.
  • Trong củ sâm có chứa chất steroid tự nhiên, thành phần này có tác dụng hỗ trợ tương đương như một testosterone, hỗ trợ sinh dục nam.
  • Xem kĩ hơn nhận diện cây sâm cau: Hình dáng đặc điểm cây sâm cau

Tác dụng của cây sâm cau

  • Tác dụng của cây sâm cau với các bệnh về sinh lý
  • Tác dụng đầu tiên khi nhắc đến sâm cau không thể không nhắc đến tác dụng đối với sinh lý nam giới:
  • Theo nghiên cứu của dược lý học hiện đại, sâm cau có tác dụng tăng cường miễn dịch, nâng cao năng lực hoạt động của tuyến sinh dục, chống lão hóa.
  • Theo y học sâm cau có khả năng “tăng cường bản lĩnh phái mạnh” tốt nhất và cao hơn 1,5 lần các loài có tác dụng tương tự bởi chúng giúp tăng khả năng cương cứng, hiệu quả về chất lượng và số lượng tinh trùng. Điều trị các bệnh về cương dương, mộng tinh di tinh, liệt dương…

Tác dụng của cây sâm cau với bệnh hen suyễn

Bệnh hen suyễn trong giai đoạn nếu sử dụng sâm cau kiên trì đúng bài thuốc một thời gian sẽ chấm dứt được bệnh này. Với trường hợp hen suyễn lâu năm, mãn tính dùng sâm cau sẽ có tác dụng giảm triệu chứng tối đa của bệnh, nâng cao sức đề kháng, chống lại bệnh tật hiệu quả.

Tác dụng của cây sâm cau chữa bệnh tiêu chảy

Ở một số nước Châu Á, từ xa xưa, họ đã dùng thân rễ sâm cau là thuốc lợi tiểu và trị tiêu chảy vô cùng hiệu quả

Tác dụng của sâm cau chữa những chứng bệnh xương khớp
Ngoài ra, cây sâm cau có tác dụng ít ai biết tới đó là chữa những chứng bệnh về xương khớp, đau nhức toàn thân

Theo y học cổ truyền, sâm cau vị cay, tính ấm, hơi độc vào kinh thận có công dụng ôn thận tráng dương, khứ hàn trừ thấp, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như phong thấp, tâm căn suy nhược mạnh gân cốt
Với người già bị đau nhức xương cốt, đau nhức toàn thân sử dụng sâm cau sẽ loại bỏ những triệu chứng này rõ rệt.

Những người cao tuổi, có những dấu hiệu tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu són, lưng gối lạnh đau, phong thấp hoặc thấp khớp mãn tính, vận động đi lại khó khăn kiên trì sử dụng sâm cau sẽ giảm thiểu những dấu hiệu này một cách rõ rệt. Ngoài ra nó còn tăng cường sức khỏe, sự dẻo dai đáng kể

Các bài thuốc của sâm cau chữa chứng xương khớp

Tác dụng của cây sâm cau với bệnh xương khớp

Chữa tê thấp, đau mình mẩy

Chuẩn bị

  • Rễ sâm cau: 20g
  • Hà thủ ô: 20g ( hà thủ ô đã chế với đậu đen)
  • Hy thiêm ( cỏ đĩ) :20g
  • Rượu trắng ngon: 500 ml

Cách làm:

  • Đem tất cả các loại dược liệu trên chế biến sạch, thái lát
  • Bỏ vào bình đổ lượng rượu đã chuẩn bị vào ngâm khoảng 15-20 ngày có thể sử dụng.
  • Muốn rượu ngon thì ngâm càng lâu càng tốt.

Sử dụng:

  • Ngày uống 2 lần, mỗi lần 30ml. Uống trước bữa ăn
  • Uống liên tục kiên trì 7-10 ngày sẽ có tác dụng đáng kể

Chữa phong thấp, đau lưng, lạnh lưng, thần kinh suy nhược

Chuẩn bị:

  • Sâm cau: 50 g
  • Rượu trắng: 650ml

Cách làm:

  • Sâm cau chế biến rửa sạch, phơi khô thái nhỏ
  • Sâm cau đem sao vàng hạ thổ
  • Bỏ sâm cao vào bình, đổ lượng rượu đã chuẩn bị vào ngâm, đậy nắp để nơi khô ráo thoáng mát
  • Ngâm trong 7 ngày trở lên là có thể sử dụng

Sử dụng:

  • Mỗi ngày uống 2 lần. Mỗi lần 25-30ml
  • Uống trước bữa ăn
  • Sâm cau hoàn viên

Sâm cau chữa đau lưng, mỏi gối

  • Sâm cau: 300g,
  • Đem ngâm nước và thay nước nhiều lần tới khi nước trong,
  • Vớt sâm cau ra phơi hoặc sấy khô,
  • Thái lát nhỏ và nghiền thành bột mịn,
  • Khi dùng rộn với mật ong hoàn thành viên nhỏ 3-4g
  • Dùng ngày 2 lần. Mỗi lần uống 1 viên

Ngoài sâm cau khô hay dạng viên hoàn thì cao khô sâm cau cũng là một sản phẩm vượt trội. Cao khô sâm cau không chỉ có hàm lượng dược chất cao đem lại hiệu quả cao khi sử dụng mà còn dễ dàng bảo quản, tiện lợi mang theo khi đi xa.

Các bạn có thể tham khảo loại dược liệu hỗ trợ điều trị bệnh khớp khác: Cây mật nhân chữa bệnh khớp hiệu quả như thế nào

Chú ý khi dùng sâm cau

  • Khi sơ chế sâm cau nên làm đúng cách để giảm bớt độc tố
  • Tác dụng của cây sâm cau không thể không công nhận, tuy nhiên đây là vị thuốc có tính táo nhiệt, vì vậy những ngày thời tiết quá nóng không nên sử dụng.
  • Những trường hợp âm hư hỏa vượng, có biểu hiện: miệng khô, háo, đau đầu hoa mắt chóng mặt, mất ngủ, đại tiện táo… không nên sử dụng bởi sử dụng sẽ làm triệu chứng bệnh nặng hơn.
  • Sử dụng sâm cau theo đúng chỉ định hướng dẫn của thầy thuốc, tránh sử dụng lâu dài gây cường dương quá nhiều dẫn tới hao tinh kiệt sức.
  • Sâm cau có thể dùng theo cách ngâm đơn lẻ, tuy nhiên nếu phối hợp sâm cau với những loại dượsc liệu khác đúng cách sẽ tăng tác dụng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *