Chi tiết sản phẩm
Sâm cau đỏ mọc phổ biến ở nhiều tỉnh miền Bắc nước ta, thường gặp ở những đồi cỏ ven rừng núi. Hiện nay sâm cau đỏ mọc nhiều ở các tỉnh như Lào Cai, ĐIện Biên, Hòa Bình… Cây còn thấy mọc ở các nước như: Ấn độ, mailaixia, Thái lan, Campuchia và Trung Quốc.
Tên khác: Sâm cau đỏ còn có tên là: (Tiên Mao, Ngải cau )
Tên khoa học: Curculigo orchioides gaertn, thuộc họ Thủy tiên
Là loại cỏ, cao khoảng 40cm hay hơn, thân ngầm hình trụ dài (thường gọi là củ). Lá hình mác hẹp, hai đầu nhọn, dài 15-40cm, rộng 12-35mm, cuống dài 10cm, trông gần giống lá cau (nên có tên là sâm cau). Hoa màu vàng, mọc thành từng cụm, không cuống, trên một trục ngắn, nằm trong bẹ lá
THEO ĐÔNG Y
- Củ sâm cau đỏ chính là bộ phận được sử dụng làm thuốc.
- Hàng năm vào tháng 11 người dân đi đào lấy củ về thái mỏng phơi khô làm thuốc, có thể dùng tươi để ngâm rượu.
- Củ sâm cau có vỏ màu đỏ, thịt bên trong có màu trắng, khi phơi củ sâm có mùi thơm ngậy.
- Tác dụng của sâm cau giúp tăng nội tiết tố nam
THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
Sâm cau đỏ có vị cay, tính ấm, có độc; vào 3 kinh Thận, Can và Tỳ. Có tác dụng làm ấm thận (ôn thận), mạnh gân cốt (tráng gân cốt), trừ hàn thấp. Chủ trị liệt dương, yếu sinh lý, tinh lạnh, tiểu tiện không cầm được, băng lậu, ngực bụng lạnh.
Đồng bào ít người ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta thường dùng rễ cây sâm cau đỏ làm thuốc bổ nên mới gọi là Sâm, vì lá cây giống lá Cau nên mới có tên gọi là Sâm cau.
TÁC DỤNG
Tác dụng trị bệnh liệt dương do tinh khí lạnh, yếu sinh lý
Tác dụng bổ thận tráng dương, kiện gân cốt, cố tinh
Tác dụng bồ bổ sức khỏe
Tác dụng tăng cường hoạt động phòng the, tăng cường khả năng tình dục cho cả nam và nữ
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG
Bệnh nhân mắc chứng bệnh liệt dương, yếu sinh lý, xuất tinh sớm, vô sinh
Bệnh nhân suy giảm chức năng tình dục
Người già chân tay tê mỏi, đau nhức xương khớp
Người bình thường không có bệnh vẫn có thể sử dụng sâm cau đỏ để tăng cường khả năng tình dục
CÁCH TRỒNG
Chọn giống Sâm cau đỏ:Sâm cau đỏ được nhân giống bằng hạt hoặc bằng mầm hom từ thân cây. Người dân thường đánh cây con mọc hoang về trồng. Rễ sâm cau đỏ hình trụ, ăn sâu, khi đánh trồng chú ý đào sâu lấy hết rễ. Nên đánh khi cây còn nhỏ để cây được đảm bảo.
Thời vụ trồng Sâm cau:Miền bắc thời vụ trồng tốt nhất vào mùa xuân, miền nam trồng vào đầu mùa mưa. Các mùa khác trồng được nhưng phải chăm sóc nhiều hơn.
Cách trồng và chăm sóc cây Sâm Cau đỏ: Sâm cau đỏ sống rất khỏe, lá xanh tốt quanh năm, vì thế có thể trồng lên rừng cao hoặc trồng trong chậu, trong bồn như cây cảnh. Trồng trên đất trống, có thể trồng với khoảng cách 60×60 cm. Mật độ 12000-15000 cây/ha. Cần bón lót phân chuồng hoai mục cho đất tơi xốp, kết hợp với NPK. Bón thúc cho cây bằng phân NPK, nước giải hay đạm pha loãng (2%) mỗi tháng 1 lần, thường xuyên xới xáo, làm cỏ cho cây phát triển tốt.
Thu hoạch: Thu hoạch vào cuối năm, đào lấy củ, có thể dùng tươi hoặc rửa sạch, thái mỏng, phơi khô, cất dùng dần.
Cây Giống Sâm Cau Đỏ
VƯỜN DƯỢC LIÊU SƠN TRÀ cung cấp Cây Giống Cây Sâm Cau Đỏ sơn trà