1. Trị chứng mất ngủ
Dùng lá đinh lăng 24g, lá vông 20g, tang diệp 20g, liên nhục 16g và tâm sen 12g. Sắc với 400ml nước tới khi còn 150ml, chia ra uống 2 lần trong ngày.
Cách này rất tốt cho người mắc chứng mất ngủ lâu ngày khiến tinh thần mệt mỏi, uể oải và mất tập trung trong công việc.
2. Chữa bệnh lười hoạt động, mệt mỏi
Rễ đinh lăng phơi khô, thái mỏng đủ 15 gam. Sắc với 300ml nước, đun phải sôi khoảng 15 phút. Chia ra uống 2 hoặc 3 lần trong ngày.
3. Trị bệnh gout, đau lưng, tê khớp, mỏi gối
Lấy 20-30g thân cành đinh lăng (có thể bổ sung các vị như cúc tần, xấu hổ và cam thảo dây) mang sắc nước chia ra uống nhiều lần trong ngày.
4. Trị tắc tia sữa, căng vú sữa
Rễ đinh lăng khoảng 30 gam – 40 gam. Sắc với 500ml nước đến khi còn 250 ml. Uống khi nước còn ấm ngay sau khi sắc. Uống liền 2-3 ngày để chữa bệnh nhức vú, sau đó sữa có thể chảy bình thường.
Hoặc dùng bài thuốc sau: Rễ đinh lăng 40g và gừng tươi 3 lát. Đun sôi với 500ml nước đến khi còn 1 nửa. Chia ra uống 2 lần trong này khi còn nóng.
5. Trị chứng ho lâu ngày không dứt
Dùng 8g mỗi vị gồm rễ đinh lăng, nghệ vàng, rễ cây râu, đậu săn, bách hộ và rau tần dày lá; 6g củ xương bồ, 4g gừng khô và 600ml nước. Sắc đến khi còn 250ml, chia ra uống 2 lần trong ngày lúc còn nóng.
6. Chữa lành vết thương, trị sưng đau cơ khớp
Giã nát lá đinh lăng đắp đều lên vết thương sẽ mau chóng lành, nhớ ngày xưa mỗi lần bị chạy máu, các cụ thường lấy 1 ít lá đinh lăng bánh tẻ nhai nhỏ rồi đắp lên, chỉ một lát sau đã ngừng chảy máu, vết rách khép lại.
7. Phòng chứng co giật ở trẻ em
Lá đinh lăng cà già lẫn non phơi khô, nhét vào gối hoặc trải trên giường cho bé nằm. Cách này giúp trẻ ngủ ngon, không bị giật mình và ra mồi hôi.
8. Trị phong thấp gây tê nhức tay chân, đau mỏi lưng gối
Dùng thân và cành đinh lăng từ 20 gam đến 30 gam, có thể kết hợp thảo dược khác mỗi vị 10g gồm rễ xấu hổ, lá lốt, bưởi bung và cúc tần. Sắc với 600ml đến khi còn 300ml, chia ra uống 3 lần trong ngày.
9. Chữa chứng thiếu máu
Rễ đinh lăng, hoàng tinh, thục địa, hà thủ ô mỗi loại 100g và 20g tam thất. Tất cả mang tán bột trộn đều, mỗi ngày lấy ra 100g sắc uống.
10. Trị sốt lâu ngày gây ho, khát, nhức đầu, nước tiểu vàng, đau tức ngực
Lấy 30g rễ và cành đinh lăng tươi, 10g vỏ quýt, 10g vỏ hoặc lá chanh, 20g lá tre tươi, 20g rễ cành lá sài hồ, 30g rau má tươi, 20g chua me đất và 30g cam thảo dây (hoặc cam thảo đất).
Tất cả cắt nhỏ, cho vào ấm đổ đầy nước, ấn chặt, sắc đến khi còn 250ml, chia ra thành 3 lần uống trong ngày.
11. Trị liệt dương
Rễ đinh lăng, ý dĩ, hoài sơn, hà thủ ô, hoàng tinh, long nhãn, kỷ tử và cám nếp mỗi vị 12g; cao ban long và trâu cổ mỗi vị 8g; sa nhân 6g. Tất cả thành một tháng sắc thuốc uống.
12. Giúp bồi bổ cơ thể, trị chứng dị ứng
Lấy 150-200 gam lá đinh lăng tươi cho vào 200ml nước đang sôi, đun cho sôi lại rổi mở nắp đảo đều. Khoảng 5-7 phút chắt lấy nước uống, phần bã còn lại cho thêm 200ml nước nữa nấu sôi tiếp và uống.
13. Bồi bổ sức khỏe cho sản phụ, người mới ốm dậy
Phụ nữ sau sinh nở và người mới ốm dậy cơ thể còn yếu, có thể dùng lá đinh lăng nấu canh thịt hoặc cá để bồi bổ, có tác dụng như nhân sâm nhưng an toàn hơn. Cách làm là lấy 200g lá tươi, rửa sạch để ráo nước.
Khi nấu canh thịt hoặc cá bỏ lá đinh lăng sau cùng sao cho chín tới là được, không để sôi quá lâu vì bị mất chất, ăn ngay khi còn nóng.