Chè dây là thảo dược quen thuộc, mọc tại nhiều địa phương nhất là vùng núi tại Việt Nam. Loại cây này có nhiều công dụng đối với sức khỏe, được Y học cổ truyền sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh, nhất là thuốc chữa dạ dày. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về tác dụng của cây thuốc này qua những thông tin sau đây.

Cây chè dây có tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis, thuộc họ Nho. Cây này còn được dân gian gọi là trà dây, bạch liễm, khau rả, chè hoàng gia, thau rả. Tại Việt Nam, chè dây mọc hoang ở các khu vực miền núi Tây Bắc như Yên Bái, Lào Cai, Cao Bằng, Hòa Bình… và các tỉnh miền Trung như Đà Nẵng, Quảng Bình, Quảng Nam, Hà Tĩnh… Ngoài Việt Nam, trà dây còn mọc tại nhiều nước khác như Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Lào…

Đặc điểm thực vật

Công dụng của chè dây

  • Chè dây là cây leo, thân và cành cứng hình trụ mảnh. Thân dài khoảng 2 – 3m, bám vào cây khác.
  • Lá chè dây dạng kép, mọc so le nhau, có tua cuốn mọc đối xứng với lá. Lá dài 7 – 10cm, có răng cưa ở viền. Mặt trên lá màu xanh nhạt. mặt dưới xanh sẫm. Khi lá non, thường có màu xanh tía, càng lớn càng chuyển sang xanh đậm.
  • Hoa trà dây giống nụ hoa tam thất, bông mọc thành chùm, màu trắng, mọc đối diện với lá. Hoa thường nở khoảng tháng 6 – tháng 7.
  • Quả chè dây hình trái xoan, mọng, khi chín có màu đen, bên trong có khoảng 3 – 4 hạt. Quả thường ra vào tháng 9.

Tác dụng của chè dây

Toàn bộ phần thân cây trà dây thường được thu hái, chặt đoạn 2cm sơ chế rồi ủ cho lên men để phát huy dược tính. Theo Đông y, chè dây có tính bình, vị ngọt đắng, lành tính. Hoạt chất thường quy vào các kinh tỳ, vị giúp tiêu hóa tốt, chống viêm loét dạ dày, kháng khuẩn. Ngoài ra, chè dây còn giúp giảm đau, chống oxy hóa, giúp ngủ dễ hơn.

Y học cổ truyền thường sử dụng trà dây để chữa viêm loét dạ dày tá tràng, viêm gan thể hoàng đản, cảm mạo phong nhiệt, mụn nhọt, viêm họng, viêm kết mạc cấp tính. Các nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy, chè dây có chứa nhiều hoạt chất có lợi như Flavonoid, tanin, Rhamnose, glucose… mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe con người. Một số tác dụng đã được chứng minh là:

Diệt trừ khuẩn HP: Trà dây có hoạt tính kháng sinh tự nhiên cao nên giúp làm sạch và diệt khuẩn, bao gồm cả vi khuẩn gây viêm loét dạ dày là vi khuẩn HP.

Chữa đau dạ dày: Trong chè dây có chứa Flavonoid và tanin có tính kháng viêm, kháng khuẩn mạnh. Khi tannin kết hợp với protein sẽ tạo màng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Do vậy, axit trong dạ dày không làm viêm loét hoặc bào mòn dạ dày. Nhờ vậy trà dây chữa đau dạ dày hiệu quả.Cây chè dây có nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người

Giúp kháng viêm, lành lành vết loét dạ dày: Flavonoid trong chè dây giúp giảm viêm mạnh, đồng thời thúc đẩy vết loét se lại. Đối với viêm loét dạ dày tá tràng, hoạt chất này giúp nhanh liền sẹo trong dạ dày.

Công dụng của chè dây

Trung hòa dịch vị dạ dày: Nước trà dây có thể làm hạn chế lượng dư axit trong dạ dày, giúp người bệnh giảm tình trạng ợ nóng, ợ chua và đau bụng âm ỉ.

Điều trị huyết áp cao: Trà dây giúp giảm huyết áp và điều chỉnh huyết áp từ từ đến mức ổn định nên được sử dụng để điều trị huyết áp cao.

Chữa mẩn ngứa, mụn nhọt, rôm sảy do nóng trong: Chè dây có khả năng thanh nhiệt và giải độc cho gan tốt. Vì vậy giúp loại bỏ tình trạng mẩn ngứa mụn nhọt do nóng trong.

Chữa viêm răng lợi: Chè dây có khả năng kháng viêm, giúp kháng sinh tự nhiên nên có thể loại bỏ viêm răng lợi hiệu quả.

Chữa mất ngủ, giúp an thần: Khả năng đào thải độc gan và thanh nhiệt của trà dây sẽ giúp cơ thể sảng khoái hơn, giảm căng thẳng trên các dây thần kinh. Nhờ đó người bệnh ngủ sâu và ngon hơn.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ chè dây

Với những dược tính và tác dụng rất tốt với sức khỏe, từ lâu trong y học cổ truyền đã sử dụng cây chè dây là thảo dược quan trọng của các bài thuốc điều trị nhiều bệnh lý về tiêu hóa, xương khớp, viêm nhiễm,… Một số bài thuốc chữa bệnh từ chè dây điển hình như:

Trị đau dạ dày: Dùng 30 – 50g trà dây pha trà hoặc sắc nước uống mỗi ngày. Điều trị mỗi đợt từ 15 – 30 ngày.

Phòng bệnh sốt rét: Sử dụng chè dây và hồng bì mỗi vị 60g, lá đại bì, rễ cỏ xước, lá tía tô, rễ xoan rừng mỗi vị 12g, vỏ hoặc lá cây vối 12g. Sắc các vị thuốc với 400ml nước đến khi cạn còn khoảng 100ml thì đem uống. Sử dụng bài thuốc 3 ngày, mỗi ngày 1 lần.
Chữa đau nhức, tê thấp: Giã nát một nắm lá chè dây tươi, hơ nóng qua lửa rồi gói vào mảnh vải sạch. Đắp trực tiếp bã chè giã lên vị trí nhức, đau.

Điều trị ổ mủ do nhiễm trùng: Dùng 15g trà dây sắc cùng rượu theo tỉ lệ 1:1 lấy nước uống. Ngoài ra người bệnh có thể hầm chung trà dây với thịt heo nạc để ăn.

Điều trị đau thắt bụng trên, tiêu chảy: Sử dụng 50g trà dây tươi, 15g gừng tươi sắc cùng với 2 chén nước để uống. Người già và trẻ em hoặc người bị bệnh nhẹ có thể giảm liều.
Trị cảm mạo, hầu họng sưng đau, sốt: Dùng trà dây sắc nước uống mỗi ngày 15 – 60g.

Lưu ý khi sử dụng chè dây

Cây chè dây có rất nhiều tác dụng, được sử dụng trong nhiều bài thuốc điều trị bệnh. Tuy nhiên, để phương pháp này an toàn, hiệu quả người bệnh cần lưu ý một số vấn đề khi sử dụng như:

Chưa có nghiên cứu hoặc ghi nhận thực tế về tác dụng phụ của chè dây vì vậy người bệnh có thể yên tâm sử dụng. Tuy nhiên liều lượng trung bình được phép sử dụng mỗi ngày cho một người chỉ nên khoảng 60 – 70g.

Thời điểm thảo dược này phát huy tác dụng tốt nhất là trước bữa ăn 20 – 30 phút, nhất là buổi sáng.

Nước trà dây để qua đêm có thể nhiễm khuẩn, người bệnh không nên sử dụng.

Trà dây phơi khô có màu trắng lốm đốm là đặc trưng chứ không phải nấm mốc. Người bệnh cần phân biệt kỹ càng tránh nhầm lẫn.

Trên đây là những thông tin về cây chè dây và những tác dụng đã được ghi nhận. Dù loại cây này lành tính khi sử dụng, người bệnh vẫn cần tham khảo ý kiến các thầy thuốc, bác sĩ trước khi uống để đảm bảo đạt được hiệu quả chữa trị tốt nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *