Sâm cau là một loại thảo dược thiên nhiên, bên cạnh ba kích, sâm cau được nhiều quý ông lựa chọn để tăng cường sinh lý. Đối với những ai sử dụng lần đầu vẫn chưa biết cách chế biến sâm cau chuẩn và tác dụng của loại dược liệu này.

Cách Chế Biến Sâm Cau

SÂM CAU LÀ GÌ

Sâm cau là thực vật có hoa trong họ Hypoxidaceae,tên khoa học Curculigo orchioides. Còn được gọi với tên gọi khác như ngải cau,cồ nốc, tiên mao.

CÓ MẤY LOẠI SÂM CAU

Sâm cau đỏ: Còn gọi câu bồng bồng hay cây phất dũ,có vỏ màu đỏ, mọc thành chùm như cây sắn, cạo lớp vỏ sẽ thấy ngay màu đỏ đặc trưng, bên trong ruột màu trắng đục. Tác dụng chính dùng để chữa trị phong thấp,suy nhược thần kinh.

Cách Chế Biến Sâm Cau

Sâm cau đen: Được gọi là cây tiên mao, có chức năng cường dương, tăng cường chức năng sinh lý cho phái mạnh vì trong sâm đen có chứa steroid – chất có khả năng tăng cường nội tiết tố, kích thích khả năng phát triển tinh hoàn. Sâm đen mọc riêng lẻ không mọc thành chùm như sâm đỏ, đến kích thước quy định mới có thể thu hoạch, tốt nhất là 4 năm.

Cách Chế Biến Sâm Cau

TÁC DỤNG CỦA SÂM CAU

Ngoài tác dụng trị phong thấp, suy nhược thần kinh,cường dương, tăng cường chức năng sinh lý phái mạnh thì sâm cau còn có tác dụng trị loãng xương, giải độc, hạn chế quá trình lão hóa, kích thích khả năng miễn dịch, tăng cường sức đề kháng.

CÁCH CHẾ BIẾN SÂM CAU

Việc chế biến sâm cau để sử dụng được thực hiện với nhiều công thức khác nhau. Tuy nhiên, phương pháp để nhiều người tin dùng và lựa chọn nhiều nhất đó chính là ngâm rượu. Bởi vì nó góp phần quan trọng trong việc tăng cường chức năng sinh lý cho nam giới và giúp phụ nữ điều hòa kinh nguyệt. Ngoài ra nó còn giúp giảm đau kháng viêm, hạn chế tình trạng mệt mỏi hàng ngày vô cùng hiệu quả.

Cách Chế Biến Sâm Cau

CÁCH CHẾ BIẾN SÂM CAU TƯƠI

Việc chế biến sâm cau tươi phải hết sức lưu ý vì bản chất vốn có tính độc.

Khi đi mua những củ sâm tươi về thì nên nhớ phải rửa thật sạch ngâm với nước vo gạo từ 2 đến 3 tiếng. Sau đó rửa lại với nước sạch một lần nữa rồi thái lát mỏng, đem phơi khô, sau đó sao vàng có thể sử dụng được.

Nếu muốn tốt hơn nữa thì lựa những củ sâm được phát triển trên những cây bình thường có hoa màu vàng đậm. Vỏ ngoài của củ sâm màu đỏ đậm trong thân màu trắng xanh. Khi ngửi sẽ thấy mùi thơm và hơi nồng hắc.

Cách Chế Biến Sâm Cau

CÁCH NGÂM RƯỢU SÂM CAU

Rượu sâm cau được cánh mày râu rất yêu thích. Khi uống vào không say nồng như các loại rượu khác tạo vị ngọt trong cổ họng. Để tạo nên bình rượu sâm cau ngon đúng chuẩn thì hãy chuẩn bị các bước sau:

NGUYÊN LIỆU

  • Chọn sâm: Giống như cách chế biến sâm cau tươi
  • Chọn rượu:Chọn loại rượu nếp nấu nguyên chất 40 độ. Vì trong sâm có Dimethoxy myricetin gây đau đầu, phải chọn rượu nồng độ lớn mới ức chế được chất này.
  • Chọn bình ngâm: bình từ 10 đến 16 lít bằng sành hoặc thủy tinh, không lựa bình nhựa.

TIẾN HÀNH NGÂM RƯỢU

Sơ chế củ sâm thật sạch, ngâm nước gạo để loại bỏ độc tố trong 2 tiếng, rồi rửa lại với nước sạch.

Cách Chế Biến Sâm Cau

Cho sâm cau vào bình ngâm với tỷ lệ 4 lít rượu nếp tương đương với 1kg sâm. Sau khi màu rượu ngả vàng là có thể thưởng thức.

LƯU Ý KHI SỬ DỤNG SÂM CAU

Tuy là một loại thảo dược tốt nhưng không nên lạm dụng quá đà, sử dụng một cách khoa học để đạt được hiệu quả cao nhất.

  • Chỉ sử dụng một lượng vừa đủ, không sử dụng quá nhiều trong một ngày sẽ gây ra mệt mỏi và cạn kiệt sức lực.
  • Sâm cau có tính nóng, nhưng người có tiền sử bệnh hay đang mắc phải bệnh gan thì nên cẩn thận khi sử dụng.
  • Sau khi sử dụng sẽ có một số tác dụng phụ xảy ra như mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy.

Cách Chế Biến Sâm Cau

Trên đây là toàn bộ thông tin về “Cách chế biến sâm cau chuẩn, tác dụng của sâm cau”, hy vọng nó đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *