Tam thất là dược liệu quý hiếm, vì vậy mà người xưa còn gọi là cây “kim bất hoán” nghĩa là vàng không đổi được. Việc sử dụng đơn giản nhưng rất công hiệu trong phòng và trị nhiều căn bệnh cũng như dưỡng sinh bồi bổ sức khỏe.

Tam thất là rễ của cây tam thất, còn gọi là sâm tam thất. Trước đây được coi như vị thuốc “giả nhân sâm”, ý nói có thể thay nhân sâm. Chính vì vậy mà ngay tên khoa học của nó cũng phản ánh được điều này: Panax pseudo ginseng Wall. Ở đây từ Panax mang ý nghĩa tên “chi” của nhân sâm (về phân loại thực vật), xuất phát từ tiếng Hy Lạp Panacen, tức là chữa được rất nhiều loại bệnh. Còn pseudo, có nghĩa là giả và ginseng là nhân sâm. Ngày nay tên khoa học của tam thất là Panax Notoginseng (Bark.) F.H. Chen, họ nhân sâm Araliaceae (ngũ gia bì).

Các Bài Thuốc Bồi Bổ Sức Khỏe Từ Tam Thất

Trong Đông y, tam thất còn được gọi là “kim bất hoán”, “kim”, tức là vàng, bất hoán, là không đổi được; có nghĩa là vị thuốc tam thất rất quý, đến mức có vàng cũng không thể đổi được.

Bộ phận dùng chủ yếu là củ tam thất, cây tam thất trồng từ 3 đến 7 năm mới thu hoạch rễ củ để làm thuốc. Đào rễ củ về, rửa sạch đất cát, cắt tỉa rễ con, phơi hay sấy đến gần khô, lăn xoa nhiều lần cho khô.

Rễ củ hình trụ hoặc khối, hình thù thay đổi, dài khoảng 1,5 – 4 cm, đường kính 1 – 2 cm. Mặt ngoài củ màu vàng xám nhạt, trên mặt có những nét nhăn nhỏ theo chiều dọc. Khi chưa chế biến có lớp vỏ cứng bên ngoài, khó bẻ và khó cắt. Có thể tách riêng khỏi phần lõi. Củ có mùi thơm nhẹ đặc trưng của tam thất. Rễ củ trồng lâu năm, củ càng to, nặng giá trị càng cao.

CÔNG DỤNG CỦA TAM THẤT

Rễ củ tam thất vị đắng ngọt, tính ấm vào 2 kinh can và vị. Khi nhấm tam thất thấy có vị đắng nhẹ, hơi ngọt và để lại dư vị đặc trưng của nhân sâm. Để dễ phân biệt, tiền nhân có câu nói về vị của tam thất: “Tiền khổ, hậu cam, hậu cam cam”. Nghĩa là khi nhấm, lúc đầu thấy vị đắng, sau thấy ngọt và càng về sau càng thấy ngọt.

Trong Đông y, tam thất được xếp vào loại đầu vị của nhóm chỉ huyết (cầm máu), có tác dụng bổ huyết, cầm máu, giảm đau, tiêu ứ huyết. Theo Dược điển Việt Nam, tam thất dùng trị thổ huyết, băng huyết, rong kinh, sau khi đẻ huyết hôi không ra, ứ trệ đau bụng, kiết lỵ ra máu, lưu huyết, tan ứ huyết, sưng tấy, thiếu máu nặng, người mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ít ngủ.

Theo tài liệu nước ngoài, tam thất có tác dụng giúp lưu thông tuần hoàn máu, giảm lượng cholesterol trong máu, hạ đường huyết, kích thích hệ miễn dịch, ức chế vi khuẩn và siêu vi khuẩn, chống viêm tấy giảm đau… được dùng trong các trường hợp huyết áp cao, viêm động mạch vành, đau nhói vùng ngực, đái tháo đường, các chấn thương sưng tấy đau nhức,viêm khớp xương, đau loét dạ dày tá tràng, trước và sau phẫu thuật để chống nhiễm khuẩn và chóng lành vết thương, chữa những người kém trí nhớ, ăn uống kém, ra mồ hôi trộm, lao động quá sức.

Để tăng thêm ý nghĩa bổ, tam thất thường được sử dụng dưới dạng tần gà, cũng có thể sử dụng dưới dạng uống (thuốc hãm, bột thuốc). Với chảy máu bên ngoài như chấn thương, bị thương chảy máu có thể dùng bột tam thất rắc vào vết thương rồi băng lại.

Ngày nay, tam thất còn được dùng để trị các bệnh u xơ, u cục… cho kết quả khá tốt, tuy nhiên không phải là tất cả. Ngoài ra còn dùng tam thất kết hợp với một số vị thuốc khác, như đan sâm để trị bệnh đau thắt ngực do xơ vữa động mạch vành, hoặc lưu lượng huyết quản giảm, hoặc sau tai biến mạch máu não…

MỘT SỐ BÀI THUỐC HAY DÙNG

Giúp sáng mắt: Tam thất còn phối hợp với kỷ tử, cúc hoa, rất tốt cho mắt.

Dùng tam thất kết hợp với linh chi giúp tăng cường miễn dịch, chống stress, cải thiện trí nhớ.

Chữa thống kinh (đau bụng trước kỳ kinh): Ngày uống 5 g bột tam thất, uống 1 lần, chiêu với cháo loãng hoặc nước ấm.

Chữa bệnh băng huyết: Trong dân gian có bài Thập bổn thang gia giảm có dùng tam thất: tam thất 1g, gia cỏ mực 5g, nhỏ chảo gang 1g, muồng 1g. Thuốc sắc hoặc chế thành bột uống.

Đau nhức xương khớp, đau lưng (chống chỉ định với bệnh nhân cao huyết áp): bột tam thất thật mịn dùng từ 4g-8g, trung bình 6g, pha với nước sôi để nguội thêm 1-2 thìa mật ong rồi uống hàng ngày. Hoặc ngâm rượu tam thất dùng cho những bệnh nhân.

Cầm máu vết thương: Dùng sống dưới dạng bột hoặc mài với nước uống để chữa thổ huyết, băng huyết, rong kinh, chảy máu cam, máu hôi sau khi đẻ, kiết lỵ ra máu.

Những trường hợp chảy máu bầm tím do chấn thương, ho ra máu, rong kinh rong huyết, chảy máu cam: Dùng bột hòa nước ấm uống hàng ngày, mỗi ngày 20g.

Phòng và chữa đau thắt ngực: Ngày uống 3-6 g bột tam thất (1 lần), chiêu với nước ấm.

Phòng đau thắt ngực do bệnh mạch vành: Tam thất 20g, đan sâm 20g sắc uống hoặc lấy nước nấu cháo. Ăn liên tục trong vài tháng.

Chữa thấp tim: Ngày uống 3 g bột tam thất, chia 3 lần (cách nhau 6-8 giờ), chiêu với nước ấm. Dùng trong 30 ngày.

Chữa các vết bầm tím do ứ máu (kể cả ứ máu trong mắt): Ngày uống 3 lần bột tam thất, mỗi lần từ 2-3 g, cách nhau 6-8 giờ, chiêu với nước ấm.

Chữa đau thắt lưng: Bột tam thất và bột hồng nhân sâm lượng bằng nhau trộn đều, ngày uống 4 g, chia 2 lần (cách nhau 12 giờ), chiêu với nước ấm. Thuốc cũng có tác dụng bồi bổ sức khỏe cho người suy nhược thần kinh, phụ nữ sau sinh, người mới ốm dậy.

Chữa bạch cầu cấp và mãn tính: Đương quy 15-30 g, xuyên khung 15-30 g, xích thược 15-20 g, hồng hoa 8-10 g, tam thất 6 g, sắc uống.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *