Chi tiết sản phẩm
Cây vối giống được cung cấp bởi VƯỜN DƯỢC LIỆU SƠN TRÀ. Cây giống đảm bảo chất lượng, được chăm sóc hỗ trợ kỹ thuật khi trồng, hợp đồng mua hàng rõ ràng.
Cây vối thường cao chừng 5 – 6 m, đường kính của cây có thể lên đến 50cm. Cuống lá dài 1- 1,5 cm. Phiến lá cây vối dai, cứng. Hoa vối gần như không cuống, màu lục nhạt, trắng. Quả vối hình trứng, đường kính 7 – 12 mm khi chín có màu tím sậm, có dịch. Lá, cành non và nụ vối đều có mùi thơm dễ chịu đặc biệt của vối.
Nước vối hay trà vối là một loại đồ uống giải khát được nấu bằng nụ, hoặc lá vối đã ủ chín rồi phơi khô, cũng có thể dùng ngay khi lá còn tươi. Đây là loại đồ uống rất thông dụng ở nông thôn, thậm chí cả thành thị vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Nước vối được dùng để uống hàng ngày giống như nước chè xanh.
CÔNG DỤNG
- Phần được nhiều người sử dụng nhất là lá của cây vối. Lá của cây được nhiều người sử dụng làm như trà để pha uống, trong lá cũng chứa các thành phần như trong lá trà, có thành phần tannin làm thanh mát cơ thể.
- Lá vối có khả năng làm giảm được nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm các virust, cúm hay cảm.
- Lá cây vối có nhiều công dụng khác nữa. Nhiều n
gười còn sử dụng nước lá vối để tắm, rửa hay gội đầu. Nhằm là sạch, và để làm khỏi các bệnh lở loét, ngứa ghẻ của da. - Không những làm thanh má cơ thể uống nước lá vối còn có tác dụng trong phối kết hợp chữa các bệnh như dạ dày, đại tràng, các bệnh về đường ruột.
- Bộ phận tiếp theo được sử dụng là thân cây vối: Vỏ và thân cây vối có chất sát trùng rất mạnh. Vì thế bộ phận vỏ và thân cây được dùng làm chữa các bệnh ngoài da, sát trùng làm sạch các vết xước, vết sưng, loét ngoài da rất tốt.
- Nếu không dùng để lấy lá uống thì gốc thân cây cũng là một trong những nhiên liệu chất đốt khá hữu ích.
- Phần nụ của cây vối là một trong những bài thuốc rất tốt chữa các bệnh như tiểu đường. Nếu bệnh nhân mắc tiểu đường thì việc pha nước nụ hoa vối uống là một phương pháp rất hữu ích, trong nụ hoa vối có flavonoid giúp bệnh nhân cân bằng được đường huyết, và có thể làm giảm mỡ nhiễm máu.
- Tương tự như lá vối, nụ hoa vối pha nước uống cũng giúp thanh mát cơ thể, giúp cơ thể thư giãn và làm cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Ngoài làm thuốc và đồ uống ra nếu ở điều kiện tốt cây vối cao khoảng 15m có thể làm cây bóng mát, cây ngoại thất sân vườn khá đẹp, vì cây xanh mát mang lại vẻ tươi tắn cho chính khu vườn và sân nhà bạn.
KỸ THUẬT TRỒNG CÂY VỐI
Tiêu Chuẩn Chọn Giống:
- Chọn cây khỏe mạnh, không sau bệnh.
Thời Vụ và Mật Độ Trồng:
- Vối có thể được trồng quanh năm, thời gian thích hợp nhất là đầu mùa mưa, mùa xuân hàng năm. Mật độ: cây x cây :2m, hàng x hàng 2m.
Làm Đất Và Đào Hố Trồng:
- Làm đất theo hố, theo băng hoặc toàn diện, tùy thuộc vào biện pháp xử lý thực bì cho từng độ dốc. – Phương pháp: Đào hố thành hàng theo đường đồng mức, kích thước hố 30 x 30 x 30 cm. – Thời gian tiến hành đào hố trước khi trồng là 15 – 20 ngày, lấp đất đầy hố bằng lớp đất mặt tơi xốp trước khi trồng từ 15 – 20 ngày.
Phân Bón Lót:
- Bón lót phân chuổng hoai mục trộn đều với đất tơi xốp.
Kỹ thuật trồng cây Vối Nếp:
- Vối là loài cây ưa nắng nên vị trí trồng bắt buộc phải có nắng. – Cây vối trồng chậu để sử dụng lá được. Chậu tối thiểu có đường kính 0,4m. Có thể cắt đọt để giảm chiều cây. Ngoài ra có thể trồng sân vườn để làm cây bóng mát.
Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Vối Nếp:
Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:
- Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.
Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:
- Phát thực bì: Phát triệt để, phát sát gốc, giữ lại những cây gỗ tái sinh có giá trị kinh tế để tăng mật độ của rừng. – Làm cỏ: Nhặt sạch cỏ xung quanh gốc cây trồng đường kính 0,6 – 0,8 m. – Xới vun gốc: Xới vun gốc làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, giữ ẩm cho cây và giữ cho cây trồng không bị nghiêng đổ khi gặp gió lớn. Vun đất vào gốc thành hình mui rùa để tránh đọng nước khi trời mưa to.
Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Vối Nếp:
- Cây con mọc được 30 ngày thì có thể tiến hành bón thúc (Định kỳ 15 – 20 ngày 1 lần) bằng phân NPK với nồng độ 0,1%, tưới 2 lít/1m2. Sau khi tưới phải rửa lá bằng nước lã với định lượng 2 lít/1m2. + Đảo bầu: Khi cây con đạt chiều cao trên 20cm, cần tiến hành đảo bầu, xếp cây con cùng một cỡ chiều cao vào một ô để có chế độ chăm sóc thích hợp và giảm bớt sự phát triển của rễ cọc. – Tiêu chuẩn cây con khi xuất vườn: Cây con 6 – 8 tháng tuổi, cây thẳng, khoẻ mạnh, không sâu bệnh, thân cây hoá gỗ, vỏ thân phải chuyển sang màu nâu sẫm, chiều cao tối thiểu từ 35 – 40 cm, đường kính cổ rễ 3 – 4 mm.
Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Vối Nếp:
Bảo vệ rừng trồng không bị gia súc, con người phá hoại, có biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng.
Thu Hoạch và Bảo Quản:
Lá vối có thể thu hoạch được quanh năm sau khi trồng 6 tháng, tùy vào mục đích sử dụng mà có thể chế biết khác nhau.