Chi tiết sản phẩm
MÔ TẢ
Ngũ gia bì gai là cây bụi nhỡ có chiều cao trung bình khoảng từ 1 – 7m, mọc dựa. Cành của cây có xu hướng vươn dài ra và có gai nhọn. Phần lá là lá kép chân vịt mọc so le nhau, có khoảng 3 – 5 lá chét. Lá có hình bầu dục dục hoặc thuôn với phần gốc tròn và phần đầu nhọn.
Chiều dài của lá khoảng từ 5 – 8cm, rộng khoảng 2 – 4cm. Lá chét ở giữa lớn hơn các lá chét bên, mép khía răng to, gân lá có gai, cả hai mặt đều nhẵn nhưng mặt trên sẫm bóng. Cuống lá kép dài khoảng 4 – 7cm và có gai.
Cụm hoa sẽ mọc ở phía đầu cành, bao gồm 3 – 10 tán với cuống dài khoảng 3 – 4cm. Hoa nhỏ có màu trắng lục với phần lá đài không rõ. Cánh hoa có hình tam giác, nhị 5 với chỉ nhị mảnh. Mùa hoa khoảng từ tháng 9 – 11.
Phần quả là quả mọng có hình đầu dẹt và mang vòi tồn tại. Đường kính quả khoảng 2,5mm. Khi chín quả sẽ có màu đen và có 2 hạt bên trong. Mùa quả vào khoảng từ tháng 12 – 1.
PHÂN BỐ
Chi Acanthopanax (Decne. et Planch.) Miq. có khoảng hơn 10 loài, phân bố chủ yếu ở vùng Đông Á, bao gồm Viễn Đông Nga, Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Một số loài có ở vùng Nam và Đông – Nam Á. Ở Việt Nam, chi này có 3 – 4 loài kể cà loài A. baviensis Vig. hiện chưa thu lại được mẫu vật. Trong số những loài đã biết, đáng chú ý có loài ngũ gia bì gai phân bố tương đối tập trung ở các tỉnh dọc theo biên giới phía bắc, như Lạng Sơn, (huyện Bắc sơn, Tràng Định, Cao Lộc, Văn Lãng, Văn Quan….); Cao Bằng (Quảng Hòa, Trùng Khánh, Hạ Lang, Hà Quàng, Trà Lĩnh…); Lai Châu (Phong Thổ, Sìn Hồ, Tủa Chùa….); Lào Cai (Sapa, Bắc Hà, Bát xát….); Hà Giang (Quảng Bạ); Sơn La. ở những tỉnh khác, ngũ gia bì gai chỉ mới thấy có ở 1 – 2 điểm thuộc vùng núi Cao (trên 1000m), với số lượng quần thể không nhiều. Đó là Hoà Bình (Mai Châu, Đa Bắc); Thanh Hoá (Son Mười); Nghệ An (Mường Lống); Quảng Nam (Trà Hiện); Kon Tum (Ngọc Linh); Quảng Ngãi (Sơn La). Như vậy, mức độ phân bố của ngũ gia bì gai ở Việt Nam giảm dần vào các tỉnh phía nam.
Trên thế giới, ngũ gia bì gai có nhiều nhất ở Trung Quốc và Nhật Bản. Ngoài ra, còn có ỏ Lào, Ấn Độ và Philippin. Ngũ gia bì gai thuộc loại cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, thường mọc ở ven rừng núi đá vôi ẩm, dọc theo các bờ suối hoặc còn sót lại ở các bờ nương rẫy. Độ cao phân bố phổ biến từ 400 đến 1.500m. Cây có thể rụng lá về mùa đông.
Ngũ gia bì gai thích nghi vối vùng có khí hậu ẩm mát thuộc nhiệt đới núi cao. Nhiệt độ trung bình năm 15,3 – 21,7°C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối tới dưới 0°C. Lượng mưa dao động từ 1103,1 (ở Bảo Lạc – Cao Bằng) đến 283.3 mm/năm (Sa Pa – Lào Cai). Độ ẩm không khí trung bình là 85%.
Ngũ gia bì gai thường mọc trên loại đất feralit mùn trên núi đá vôi. Kết quả phân tích 50 mẫu đất lấy ở những nơi có ngũ gia bì gai mọc tập trung cho thấy: pH: 5,5 – 6,3. N tổng số: 0,05 – 0,06%; P2O5 tổng số: 0,17 – 0,33%; K2O tổng số : 0,14 – 0,23% (Nguyễn Tập, 1976 và 1996). Ngũ gia bì gai ra hoa quả nhiều hàng năm. Quả chín và rụng xuống đất trong mùa đông. Đã quan sát thấy cây con mọc từ hạt quanh gốc cây mẹ vào tháng 4-5, nhưng với tỷ lệ rất thấp so với số lượng quả của cây.
Cây có khả năng tái sinh vô tính khoẻ, 100% số gốc chặt trong mùa thu – đông hoặc mùa xuân đều mọc chồi. Phần lớn các cá thể trong quần thể ngũ gia bì gai được quan sát ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, đều là cây chồi. Nghiên cứu khả năng tái sinh từ hom cành đạt tỷ lệ từ 78,8% (Nguyễn Tập, 1996) đến 100% (Tác giả đang nghiên cứu tiếp ở Sapa, 2000 – 2001). Cây trồng từ hom cành sau 2-3 năm bắt đầu có hoa quả lứa đầu tiên.
Nguồn ngũ bì gai ở Việt Nam tương đối phong phú theo kết quả điều tra trữ lượng vào các năm 1973 – 1987 ở Lạng Sơn, Cao Bằng và Lai Châu, đã xác định đến vài trăm tấn được liệu. Tuy nhiên, việc khai thác thường xuyên, với khối lượng không hạn chế suốt gần 40 năm qua, đã làm cho trữ lượng của cây giảm sút nghiêm trọng.
Phạm vi phân bố của cây cũng bị thu hẹp do nạn phá rừng, mở mang canh tác nương rẫy và làm nơi định cư mới. Cây đã được đưa vào Sách Đỏ Quốc gia để lưu ý bảo vệ.
CÁCH TRỒNG
Ngũ gia bì gai ưa khí hậu ẩm mát ở vùng núi phía bắc, nhưng cũng có thể trồng được ở đồng bằng với khí hậu nhiệt đới gió mùa. Cây được nhân giống chủ yếu bằng giâm cành. Chọn cành bánh tẻ, mập, không sâu bệnh, cắt thành đoạn dài 30 -40 cm, cắm một nửa xuống đất, lèn chặt và giữ ẩm vừa phải. Nếu giâm trong bầu, cành giâm có thể cắt ngắn hơn, khoảng 15 – 20cm. Đoạn rễ mang mầm cũng có thể dùng làm giống. Thời vụ giâm cành tốt nhất vào đầu mùa xuân.
Cây có thể trồng trên mọi loại đất, nhất là đất cao ráo, thoát nước. Nếu trồng thành ruộng, thường trồng với khoảng cách 1 – 2m một cây. Hiện nay, cây chủ yếu được trồng làm hàng rào kết hợp làm thuốc, với khoảng cách 40cm. Khi cây đã ra rễ, có thể bón thêm phân hữu cơ, nước giải. Ngũ gia bì gai ít có sâu bệnh. Cây trồng sau 2-3 năm có thể cho thu hoạch.
CÔNG DỤNG
Thanh nhiệt, giải độc, khư phong, lợi thấp, thư can, hoạt lạc.
Là một bị thuốc bổ, làm mạnh gân xương, chữa thấp khớp, lưng gối mỏi đau, trẻ con chậm biết đi, đàn ông dương sự kém, đàn bà ngứa âm hộ.
Dùng chữa cảm mạo, sốt cao, ho đờm có máu, hoàng đản, bạch đới, sỏi đường tiết niệu, mụn nhọt.
cây giống ngũ gia bi gai
VƯỜN DƯỢC LIÊU SƠN TRÀ cung cấp cây giống ngũ gia bi gai, chuẩn giống, giá tốt, giao cây toàn quốc