Chi tiết sản phẩm
MÔ TẢ
Cây sói rừng phân bố chủ yếu ở châu Á, tập trung nhiều ở các nước Trung Quốc, Triều Tiên, Ấn Độ, Việt Nam, Malaysia… Ở nước ta cây mọc hoang ở những vùng núi đất, bìa rừng và ven đồi ẩm, có nhiều ở các tỉnh Lạng Sơn,Thái Nguyên, Hòa Bình, Kon Tum, Lâm Đồng.
Tên khoa học của cây sói rừng là: Sarcandra glabra thuộc họ Hoa sói Chloranthaceae. Sói rừng là loài thực vật có hoa, cao 1-2m:
- Thân nhẵn có đốt phồng to, nhánh cây tròn, không lông.
- Lá mọc đối, có phiến lá dài hình bầu dục hoặc hình ngọn giáo, dài 7-18cm, rộng 2-7cm, có 5-7 cặp gân bên. Mép lá có răng nhọn và thô, cuống ngắn 5-8mm.
- Bông kép, ít nhánh, nhánh ngắn với hoa nhỏ màu trắng không có cuống và có một nhị. Bầu nhụy có hình trứng và không có vòi.
- Quả nhỏ, chín màu đỏ gạch, mọng, gần tròn đường kính khoảng 4mm.
- Mùa ra hoa vào tháng 6-7, còn mùa có quả là tháng 8-9.
Toàn bộ phần cây trên mặt đất đều dùng được để làm thuốc. Cây được thu hái quanh năm, đem phơi khô bảo quản khô ráo để sử dụng dần.
CÔNG DỤNG
Hỗ trợ điều trị một số bệnh ung thư như: Ung thư tuyến giáp, dạ dầy, trực tràng, gan, tụy.
Trị viêm phổi, viêm dạ dầy ruột cấp tính, viêm ruột thừa cấp tính.
Bệnh lị, nhiễm khuẩn, cảm mạo.
Đòn ngã tổn thương, đau lưng, gãy xương, thấp khớp.
Vết thương bị loét lâu liền miệng.
Rễ ngâm rượu hỗ trợ điều trị đau nhức xương, đau tức ngực.
Lá giã đắp hỗ trợ điều trị rắn cắn, sắc uống hỗ trợ điều trị ho.
CÁCH TRỒNG
Chọn vùng trồng và quản lý đất trồng:Cây ưa bóng, ưa ẩm nên vùng trồng thích hợp là các tỉnh có vùng đất trung du và núi thấp phía bắc nước ta. Chọn vùng đất thuận lợi tưới tiêu, có thể trồng sen dưới tán cây lâu năm (Cây ăn quả hoặc cây lấy gỗ) hoặc trồng thâm canh dưới dàn mái che nhân tạo.
Giống: Hai phương pháp nhân giống, đó là nhân giống bằng hạt và nhân giống bằng hom giâm thông qua việc sử dụng kỹ thuật giâm cành.
Kỹ thuật trồng trọt
Làm đất và kỹ thuật làm đất: chọn vườn ươm ở nơi cao ráo, chủ động về nước, đất màu mỡ. Đất được cầy sâu 30 cm, lên luống rộng 80cm.Đối với cây Sói Rừng đất phải được cày ải, phơi kỹ đảm bảo tơi xốp. Cần được cày sâu từ 20- 30cm, lần cày bừa cuối cùng kết hợp với phòng trừ sâu bệnh, trừ cỏ bằng thuốc hoá học. Sau đó kết hợp với bón phân lót gồm: Phân chuồng hoai, phân lân. Đất phải được lên luống thuận lợi cho việc tưới tiêu, chăm sóc đi lại. Phải bố trí hệ thống tưới tiêu hợp lý.
Thời vụ trồng: Trồng sói rừng từ tháng 8 đến tháng 3 hàng năm.
Khoảng cách trồng là: 30cm x 30cm. Mật độ: 40.000 cây/ha
Kỹ thuật trồng: Trồng theo luống với khoảng cách cây 30x30cm, cây trồng phải ấn chắc gốc và đứng cây. Sau đó giữ ẩm cho cây để cây hồi phục và phát triển.
Phòng trừ sâu bệnh:Cây sói rừng là cây phát triển mạnh, ít sâu bệnh, nhưng vẫn phải kiểm tra thường xuyên để phòng trừ kịp thời. Phải giữ ẩm cho cây phát triển, xạ). Phòng trừ cỏ dại, tưới tiêu kịp thời để cây phát triển. Trong 1- 2 năm đầu ta phải tỉa và dặm cây kịp thời để bảo đảm độ đồng đều của cây.
Thu hái, chế biến, bảo quản
Thu hoạch: Sau trồng 3 năm ta có thể thu hái toàn cây vào mùa hạ thu, thu vào những ngày nắng ráo. sau khi thu về nhặt sạch cỏ dại, các cây tạp, loại bỏ lá bị bệnh, thối mốc để không làm ảnh hưởng đến chất lượng và giá trị thương phẩm của dược liệu.
Rửa sạch và sơ chế bằng cách phơi trên sân sạch, bạt dứa hoặc sấy ở nhiệt độ 20 – 25 oC đến khô. Dược liệu sau khi khô có màu vàng nhạt hoặc xanh nhạt, lá có mùi thơm nhẹ và không bị đen, ẩm. mốc. Độ ẩm tối đa 13%.
Thời gian bảo quản dược liệu: Dược liệu khô đóng gói kỹ trong điều kiện kho bình thường có thể bảo quản được 2 năm.
Cây Giống Cây Sói Rừng
VƯỜN DƯỢC LIÊU SƠN TRÀ cung cấp cây giống về cây sói rừng