0918 534 086

Vườn Lan & Dược Liệu

Facebook
Thông kê truy cập
  • 0
  • 17
  • 16
  • 218
  • 1.168
  • 448.308

VƯỜN DƯỢC LIỆU SƠN TRÀ

Sự phong phú của nguồn tài nguyên cây thuốc trong hệ thực vật rừng ở khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà.

Qua trích xuất kết quả thu thập, nhóm nghiên cứu bước đầu ghi nhận ở khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà có 329 loài cây thuốc, thuộc 253 chi, 108 họ của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong đó có trên 50 loài được coi là mới, bổ sung thêm cho các kết quả điều tra về khu hệ thực vật ở đây.

Với một diện tích trên dưới 4.000ha của khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, bước đầu đã ghi nhận được tới 329 loài cây thuốc. Xét về thành phần loài, điều đó cho thấy, nguồn tài nguyên này ở đây là khá phong phú và đa dạng.

Theo thống kê, các cây thuốc ở đây được sử dụng để điều trị khoảng gần 20 nhóm bệnh thường bị mắc phải, như:

Cảm sốt, cảm lạnh, nhức đầu; bệnh ngoài da, mụn nhọt, dị ứng; bệnh về xương khớp, bại liệt; bệnh về gan, mật, đường tiêu hóa; bệnh về thận và đường tiết niệu; bệnh về đường hô hấp; bệnh về tim mạch, huyết áp và một số bệnh đặc trưng ở phụ nữ, trẻ em…

Nhiều loài được coi là những vị thuốc nam quen thuộc và gần như không thể thiếu, đối với các thầy thuốc y học cổ truyền ở Đà Nẵng như: Cam thảo dây, Cà gai leo, Chè dung, Dây chiều, Dây gắm, Hoàng đằng, Lá khôi, Ngấy hương, Thiên môn, Thổ phục linh, Tơ xanh, Dạ cẩm, sâm câu đỏ, sâm câu đen, ngũ gia bì gai, cây sói rừng, sâm xuyên đá, chè vằng, cây lá vối, đinh lăng… Nguồn cây thuốc mọc tự nhiên ở khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà rõ ràng là một kho tàng dự trữ  “thuốc nam” phong phú của thành phố hiện nay.

vườn dược liệu sơn trà cây đinh lăng

Trong tổng số 329 loài cây thuốc đã biết ở khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà , đã ghi nhận được 8 loài nằm trong diện quản lý, bảo tồn ở Việt Nam. Cụ thể: Hoàng đằng, Tuế sơn trà, Vàng đắng, Vù hương, Lá khôi,; Thạch tầm, Trầm hương, Vù hương và Gai chống

Đặc biệt lưu ý rằng, trong số các loài được ưu tiên bảo tồn, có 3 loài (Hoàng đằng, Lá khôi và Tuế sơn trà) – mà tình trạng quần thể của chúng, gần như còn nguyên trạng. Đây là thực tế hiếm thấy trong các quần hệ rừng khác ở nước ta hiện nay.

Hy vọng rằng, cùng với sự hiện diện của Voọc chà vá chân nâu và quần thể động vật, sự phong phú của nguồn tài nguyên cây thuốc trong hệ thực vật rừng ở KBTTNST, sẽ góp phần tôn vinh thêm về giá trị đa dạng sinh học của khu Bảo tồn. Hơn thế nữa, sự phong phú của nguồn tài nguyên này lại nằm trong lòng thành phố Đà Nẵng hiện đại, đây cũng là nét độc đáo, hiếm gặp ở bất cứ đô thị lớn nào ở nước ta và trên thế giới.

Vườn Dược Liệu Sơn Trà cây sói rừng

Vườn Dược Liệu Sơn Trà

Khu vườn rộng  10.000 m2 trồng hơn 100 giống cây thuốc quý hiếm nằm trong khu du lịch quốc gia SƠN TRÀ , TP Đà NẴNG  mỗi ngày thu hút nhiều khách quan tâm và tìm hiểu về cây thuốc . Tại đây, những loại thuốc quý được trồng tự nhiên dưới tán rừng, Quý khách có thể mua sâm hoặc cây thuốc giống chất lượng và tham quan khu vực trồng các loại cây dược liệu nổi bật với nhiều loại khác nhau như: Sâm cau đỏ ,  Sâm cau đen, sâm xuyên đá, sâm bố chính ,ba kích ,đinh lăng ,cây vối , lá chè dung, lá cây an xoa, trà hoa vàng, ngũ gia bì gai,  riềng đen, gừng đen, cà gai leo, cây sói rừng, cây thuốc thượng, cây đỏ ngọn, cây xa đen…… Với sản phẩm 100% từ thiên nhiên  Một số loại có tên trong sách đỏ.

Vườn dược liệu sơn trà đà nẵng

Vườn dược liệu sơn trà đà nẵng

Vườn dược liệu sơn trà đà nẵng

Vườn Dược Liệu Sơn Trà

Khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà Đà Nẵng là một trong hai Khu bảo tồn đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu cho thành phố Đà Nẵng, giữ gìn nguồn gen động thực vật, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của ngành du lịch của thành phố Đà Nẵng.

Tại Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, theo TS. Đinh Thị Phương Anh (1997), Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà có 19 loài Lan rừng phân bố tại các sinh cảnh: rừng trung bình và rừng phục hồi; trảng cây gỗ rải rác và cây bụi, trảng cỏ.

Trong những năm gần đây, lan rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên này đã và đang bị người dân lén lút khai thác đem đi tiêu thụ làm cảnh. Công tác bảo tồn tại địa phương mặc dù đã được chú trọng đầu tư, tuy nhiên chưa được quan tâm đúng mức và chưa có định hướng lâu dài nên nguồn lợi Lan rừng ngày càng giảm. Một số loài Lan rừng chỉ khai thác trong tự nhiên mà không có kế hoạch gây trồng nên đang bị giảm về số lượng. Ngoài ra, diện tích tự nhiên của khu bảo tồn thiên nhiên này đang dần bị thu hẹp do quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của thành phố, thêm vào đó, tác động mạnh mẽ của hiện tượng biến đổi khí hậu xảy ra trong những năm gần đây gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống của các loài Lan rừng của khu bảo tồn thiên nhiên này. Vì vậy, việc điều tra thu thập mẫu vật và hoàn chỉnh dẫn liệu Lan rừng của Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà là hết sức cần thiết,.

Các loài Lan rừng tại khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà là một nguồn tài nguyên đa dạng sinh học không những có giá trị về mặt khoa học mà còn có giá trị về kinh tế, hiện nay đang bị đe dọa tuyệt chủng. Tiến hành nghiên cứu điều tra các loài Lan rừng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà theo 07 tuyến khảo sát qua các sinh cảnh và các độ cao khác nhau nhằm cập nhật, cung cấp những dữ liệu về đa dạng sinh học Lan rừng với mục đích bảo tồn và phát triển nguồn gen loài lan quý.

Qua các đợt khảo sát thực địa từ tháng 3, 4 năm 2013 và tháng 4, 5 năm 2014, chúng tôi đã thu được 44 mẫu. Định loại mẫu kết hợp kế thừa nhiều tài liệu đã đối chứng, đã xác định 07 loài lan rừng, trong đó bổ sung vùng phân bố của 05 loài lan rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy nguồn tài nguyên Lan rừng của Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà đã bị suy giảm, nhiều loài đến nay vẫn chưa tìm thấy trở lại, có thể do điều kiện khí hậu bán đảo hanh khô và diện tích rừng tự nhiên bị giảm nên nhiều loài lan đã không thích nghi được có thể đã thu hẹp nơi sống. Các loài lan rừng ở Sơn Trà phân bố ở các sinh cảnh rừng khác nhau (rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới thuộc đai thấp ≤ 696m; Rừng phục hồi sau khai thác kiệt; sinh cảnh suối và các vùng trũng, từ độ cao 72m đến 518m. Vùng trảng cỏ, cây bụi và sinh cảnh rừng trồng, chúng tôi không phát hiện sự có mặt của các loài lan rừng tại thời điểm nghiên cứu.

Vườn dược liệu sơn trà nằm trên bán đảo sơn trà chuyên cung cấp các loại lan để trưng bày và làm thuốc

Lan rừng dược liệu

Lan rừng dược liệu

Lan rừng dược liệu

Lan rừng dược liệu

Lan rừng dược liệu

Lan rừng dược liệu

Lan rừng dược liệu

Lan rừng dược liệu

Lan rừng dược liệu

Lan rừng dược liệu

Lan rừng dược liệu

Lan rừng dược liệu

Lan rừng dược liệu

Lan rừng dược liệu

Lan rừng dược liệu

Lan rừng dược liệu

Lan rừng dược liệu

Lan rừng dược liệu

Lan rừng dược liệu

Lan rừng dược liệu

Lan rừng dược liệu

Lan rừng dược liệu

Lan rừng dược liệu

Lan rừng dược liệu

Lan rừng dược liệu

Lan rừng dược liệu

Lan rừng dược liệu

Lan rừng dược liệu

Lan rừng dược liệu

Lan rừng dược liệu